Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần sử dụng nước cho nhu cầu tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa, vệ sinh…. đó là những nhu cầu sinh hoạt thường nhật. Và nước được dùng để phục vụ mục đích này gọi là nước sinh hoạt. Nước này thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp. Nhưng không phải vì thế mà chất lượng nước sinh hoạt như thế nào cũng sử dụng được. Hiện nay tình trạng nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm, không đạt chuẩn đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Cần thiết phải có các hệ thống xử lý nước sinh hoạt.
Vậy hệ thống xử lý nước sinh hoạt có cấu tạo như thế nào, quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước sinh hoạt ra sao?
Hãy cùng Việt An đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo hệ thống xử lý nước sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước được dùng để xử lý nước sinh hoạt được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
- Hệ thống bơm đẩy
- Hệ thống khử trùng không khí
- Hệ thống tiền lọc
- Hệ thống lọc kim loại nặng
- Hệ thống lọc khử độc,mầu,mùi
- Hệ thống khử đá vôi và làm mềm nước
- Thiết bị đo lưu lượng,đo áp lực nước và điện tự động
- Khung và phụ kiện khác
Trong đó Hệ thống bơm được nhập khẩu từ Italya đảm bảo toàn bộ dây chuyền lọc vận hành êm ái, tiếng ồn thấp, độ ổn định cao.
Hệ thống vật liệu lọc được tuyển chọn và nhập khẩu từ Anh, Ấn Độ, Hà Nam, Hungari…đảm bảo tiêu chuẩn lọc nước làm mềm trước khi đưa vào máy lọc RO, giúp nâng cao tuổi thọ của máy lọc.
Hệ thống lọc Autoval, van cơ va nhập khẩu từ Mỹ giúp vận hành hệ thống tự động hoàn toàn, hoàn nguyên catrion tự động và rửa lọc tự động, do đó đảm bảo chất lượng nước luôn đạt tiêu chuẩn HACCP 29000, TCVN 6-1-2010/BYT và nước có vị ngọt ổn định.
Hệ thống điện với mạch ngắt tự động, mạch bảo vệ bơm đầu nguồn an toàn, mạch bảo vệ toàn bộ hệ thống khi mất điện.
Hệ thống thiết bị đo: Dụng cụ đo chất lượng nước hiển thị thông minh để kiểm tra ngay tình trạng, hệ thống, thiết bị đo lưu lượng nước, đo áp lực nước trên từng công đoạn lọc chi tiết, hiệu quả.
Quy trình xử lý nước sinh hoạt của hệ thống xử lý nước
Hiện nay Bộ Y Tế đã đưa ra tiêu chuẩn về nước sinh hoạt. Đây là tiêu chuẩn mà bộ y tế đưa ra
Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Về cơ bản nước đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không vị lạ, không có các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Xem thêm: xử lý nước sạch
Chính vì vậy mà một quy trình xử lý nước sinh hoạt chuẩn thì nước sinh hoạt thành phẩm phải đạt được những tiêu chuẩn trên.
Quá trình xử lý nước song thành nước sinh hoạt trải qua nhiều giai đoạn với sự hỗ trơ của các hóa chất và thiết bị khác nhau
Bước 1: Tiền lọc: Nước ngầm, nước sông, giếng… được đưa tới hệ thống xử lý qua đường ống dẫn. Nước được lọc bằng lõi lọc trong ly lọc có kích thước 20 inch sau đó được đưa đến hệ thống lọc tiếp theo.
Bước 2: xử lý kim loại nặng lẫn trong nước: Kim loại nặng là những kim lợi có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể con người khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Một số kim loại độc hại như chì,Asen, mangan,…
Chì: gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc. Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo WHO nồng độ chì trong nước uống: £ 0,05 mg/ml.
Asen: có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối với sức khoẻ con người: làm keo tụ protein do tạo phức với asen III và phá huỷ quá trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoang… Tiêu chuẩn cho phép theo WHO nồng độ asen trong nước uống là 50mg/l.
Mangan: Là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30 – 50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong. Tiêu chuẩn qui định của WHO trong nước uống là £ 0,1 mg/l.
Vì vậy mà để đảm bảo an toàn cho nguồn nước sử dụng, cần thiết phải có công đoạn xử lý kim loại nặng. Với 1 cột composite hoặc 1 cột inox chứa vật liệu lọc kim loại nặng như cát mangan để lọc mangan kết tủa, cát thạch anh để lọc kim loại nặng kết tủa và van 3 cửa để xục rửa vật liệu lọc.
Bước 3: Khử đá vôi và làm mềm nước: Đá vôi lẫn trong nước sẽ dẫn tới hiện tiện đóng cặn ở các đường ống, thiết bị chứa nước, làm giảm tuổi thọ sử dụng của sản phẩm. Với sức khỏe của con người thì khi sử dụng nguồn nước nhiễm đá vôi sẽ dẫn tới một số bệnh về da như: viêm da, nấm da, nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Làm cho tóc bị gãy rụng nhiều, khô xơ. Khi nguồn nước nhiễm đá vôi hấp thu vào cơ thể sẽ gây áp lực lớn lên thận, nó tác động trực tiếp đến chức năng của thận, gây sỏi thận,… khi sử dụng về lâu dài sẽ có nguy cơ gây ung thư. Để tiến hành khử đá vôi và làm mềm nước thì công đoạn này sẽ gồm một cột composite chứa hạt làm mềm nước cation, hạt cation giúp khử đá vôi, magie lẫn trong nước và 1 van hút muối để giúp xục rửa hạt cation và hoàn nguyên
Mua hệ thống xử lý nước sinh hoạt ở đâu?
Công ty cổ phần TMTH Việt An là đơn vị đi đầu trong cung cấp các giải pháp xử lý nước, lọc nước tinh khiết, xử lý nước sinh hoạt. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng các thiết bị chuyên xử lý nước sinh hoạt công nghiệp chất lượng tốt hãy đến với Việt An tại địa chỉ:
Địa chỉ Hà Nội: Số 10 – N6, ngõ 40, đường Xuân La, Quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.
Địa chỉ nhà máy: Lô 43 D1 đường H2-G2 KCN Quang Minh, Mê Linh, TP.Hà Nội
Địa chỉ Sài Gòn: Ngã tư nước đá, 40 Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ Đà Nẵng: Lô H, Đường số 3, KCN Hòa Khánh, Q Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Địa chỉ Buôn Mê Thuật: 87 Phan Huy Chú, P.Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột
Hoặc quý khách có thể liên hệ tới số hotline: 0942 414141