Nước nuôi dưỡng sự sống của con người, nếu không có nước con người không thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên hiện nay chính con người đang ngày càng tự mình làm cho môi trường nước bị ô nhiễm một nặng hơn, đặc biệt là nước ngầm. Người dân trước đây lại không sử dụng các thiết bị loc nuoc . Nước ngầm là nước ngọt ở dưới lòng đất, được chứa trong các lỗ rỗng của đất đá. Cũng giống như nước mặt, nó cũng có nguồn vào và nguồn ra, tuy nhiên khả năng giữ nước ngầm lớn hơn nước mặt dẫn đến con người đang sử dụng nước ngầm một cách vô tội va trong thời gian dài mà không nghĩ tới việc dự trữ chúng, không nghĩ rằng đến một thời điểm nào đó nó cũng sẽ bị cạn kiệt. Khi chúng bị cạn kiệt thì sẽ khó có thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
Hiện nay nước ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng bởi các chất do chính tay con người tạo ra.
Đầu tiên là bị nhiễm kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng cá và thuỷ sinh vật chết hàng loạt.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
Nước bị ô nhiễm vi sinh vật
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.
Nước ngầm bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày nay xu hướng sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt vẫn được đông đảo người dân đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn sử dụng. Tuy nhiên để an toàn thì người dân nên sử dụng các dây chuyền nước cất, dây chuyền lọc nước tinh khiết công nghiệp với các công suất khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sản xuất kinh doanh của gia đình nhà mình. Trên thị trường cũng có rất nhiều các đơn vị cung cấp các thiết bị lọc nước với nhiều thương hiệu nổi tiếng như USApec, Vinaro, Lọc nước Việt An. Nếu muốn sử dụng được sản phẩm công nghệ cao và đảm bảo đúng chất lượng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các day chuyen loc nuoc tại các đơn vị lớn, với các thương hiệu nổi tiếng mà chúng tôi vừa nói ở trên.